Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

/fileuploads/Article/Content/Avatar/9ede5bccdde14eb2be64fd306b7bb54b.jpeg

Mã ngành: 7510605
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Văn bằng: Cử nhân Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Tổ hợp môn xét tuyển:
  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • C01: Toán – Văn – Lý
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có gì thú vị?

Đào tạo cử nhân Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có hiểu biết về chính trị, có phẩm chất nhân văn, có đạo đức và ý chí, có khả năng tự học và sáng tạo, có năng lực về chuyên môn, nắm vững những kiến thức cơ bản về khối ngành kinh doanh và quản lý, có những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh, Logistics, chuỗi cung ứng; có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học tốt; có khả năng tham mưu cho lãnh đạo đơn vị. Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các tổ chức kinh doanh khác.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

  • Có năng khiếu về ngoại ngữ.
  • Yêu thích lĩnh vực Logistics, quản lý chuỗi cung ứng.
  • Sáng tạo, hợp tác, tư duy hệ thống.

Chương trình đào tạo nhân lực bậc cử nhân ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng với các điểm mạnh như:

  • Chú trọng phát triển khối kỹ năng mềm và kỹ năng áp dụng công nghệ trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đáp ứng nhu cầu phát triển theo xu hướng 4.0. Chú trọng phát triển nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, quy trình, hồ sơ của Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
  • Chú trọng phát triển tư duy phân tích, nhận định, đánh giá, áp dụng cho người học.
  • Chú trọng các khối kiến thức mà thị trường lao động đang có nhu cầu cao như Quản trị Logistics.

Trong chương trình đào tạo của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên ngành ngành như Quản trị Logistics & chuỗi cung ứng; Quản trị kho bãi; Quản trị tồn kho; Quản trị thu mua; Quản trị sản xuất; Quản trị kênh phân phối; Quản trị vận tải và những khối kiến thức nâng cao như Đàm phán trong thu mua; Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng; Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics; Nghiệp vụ ngoại thương; Quản trị bán lẻ nhằm giúp sinh viên có thể vận hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách liền mạch và tối ưu.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc trong doanh nghiệp như:

  • Thu mua và ký hợp đồng thu mua;
  • Kiểm tra các công đoạn sản xuất và kiểm tra chất lượng;
  • Quản lý hệ thống phân phối; kiểm soát tồn kho; Quản lý kho;
  • Tiếp nhận, xử lý, và quản lý đơn đặt hàng; Giao nhận hàng hóa;
  • Thanh toán xuất nhập khẩu; bảo hiểm.

Đồng thời, sinh viên có thể làm các công việc trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics như: hoàn thành các bộ chứng từ vận tải và giao nhận; dàn xếp vận tải (hàng không, xe tải, hoặc xe lửa, hay đường biển); dàn xếp hợp đồng kho bãi, sắp xếp kho bãi, kiểm soát luồng vào và luồng ra hoặc với kiến thức, kỹ năng đã được trang bị, sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng tại BETU?

  • Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT: 14.00 điểm (dự kiến năm 2022);
  • Xét theo học bạ: 18.00 điểm (dự kiến năm 2022).

KHOA QUẢN TRỊ

  • Phụ trách Khoa: TS. Nguyễn Hồng Nhung; TS. Nguyễn Tường Dũng
    Phó trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Kiều Oanh
  • Văn phòng Khoa: Khối khoa, Tầng trệt – 333 Thuận Giao 16, Phường Thuận Giao, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Điện thoại:
  • Email:
  • Website: www.ktkt.edu.vn
Xem thêm
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô
    Công nghệ Kỹ thuật Ô tô luôn được đánh giá rất cao do tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp, dịch vụ. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – lực, điều khiển, cơ cấu khí,… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành ô tô cao.
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
    Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết sâu sắc về ngành song song với việc học kỹ năng, sinh viên cũng được nâng cao tiếng Anh để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận thực tế hiện nay.
  • Ngành Công nghệ Thông tin
    Công nghệ Thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm mạng lưới internet, phần mềm, trao đổi, phân phối, lưu trữ và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới mọi hình thức khác nhau. Đối với thế hệ Z - thế hệ sử dụng công nghệ thông tin từ rất sớm thì công nghệ thông tin là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Vì thế nếu bạn yêu công nghệ, thích máy tính, đam mê lập trình, luôn tìm tòi cải tiến những thiết bị/ ứng dụng xung quanh mình thì chọn Công nghệ thông tin là bạn đã đi đúng đường rồi đấy!
  • Ngành Kỹ thuật Phần mềm
    Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.
  • Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
    Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các tổ chức kinh doanh khác.
Xem tất cả Ngành đào tạo trình độ Đại học