Ngành Kỹ thuật Phần mềm

/fileuploads/Article/Content/Avatar/5a9ed57eefe7458ba2e0a02cdf823777.jpeg

Mã ngành: 7480103
Thời gian đào tạo: 3.5 năm
Văn bằng: Cử nhân Kỹ thuật phần mềm

Tổ hợp môn xét tuyển:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa – Tiếng Anh


Giới thiệu ngành Kỹ thuật phần mềm

Kỹ thuật phần mềm là ngành học quan trọng và đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin. Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các kiến thức về thiết kế, xây dựng, kiểm thử, quản trị và bảo trì phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Học ngành Kỹ thuật phần mềm có gì thú vị?

Kỹ thuật phần mềm là một ngành học đầy thú vị và sáng tạo. Sinh viên có cơ hội tìm hiểu về những công nghệ lập trình mới nhất và có thể tự mình xây dựng và phát triển các giải pháp phần mềm tiện ích cho xã hội. Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc trong những công ty phát triển phần mềm chuyên nghiệp, được gặp gỡ và học hỏi từ những kỹ sư phần mềm hàng đầu trên thế giới.

Bạn cần có những tố chất nào để học ngành Kỹ thuật phần mềm?

Để học ngành Kỹ thuật phần mềm, bạn cần có một số tố chất sau đây:

  • Đam mê lập trình và công nghệ thông tin;
  • Có khả năng tư duy logic tốt;
  • Chính xác và thận trọng trong công việc;
  • Có tinh thần đổi mới và sáng tạo, ham học hỏi;
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt (tiếng Anh);
  • Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả;
  • Chịu được áp lực công việc tốt.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN KỸ THUẬT PHẦN MỀM TẠI BETU

Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương (BETU) có nhiều cơ hội để học tập và phát triển bản thân thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ, các chuyến tham quan thực tế tại công ty phần mềm, v.v… nhằm cập nhật xu hướng và tích lũy kinh nghiệm lập trình trong thực tế.

Bên cạnh đó, Nhà trường đặc biệt chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, v.v… để sinh viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kỹ thuật phần mềm?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm tại BETU sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có thể làm việc trong các công ty phần mềm chuyên nghiệp. Sau đây là một số vị trí bạn có thể lựa chọn:

  • Lập trình viên phát triển phần mềm (Software Developer);
  • Lập trình viên phát triển website (Website Developer);
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Tester Engineer);
  • Kỹ sư kiểm soát chất lượng phần mềm (Quality Control Engineer);
  • Quản trị dự án phần mềm (Software Project Manager).

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kỹ thuật phần mềm tại BETU?

Bạn có thể tham khảo điểm trúng tuyển năm 2022 của ngành Kỹ thuật phần mềm sau đây:

  • Theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023: 14.00 điểm.
  • Theo phương thức xét kết quả học tập THPT (Học bạ): 18.00 điểm.

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

  • Trưởng Khoa: PGS. TS. Nguyễn Quốc Ý
  • Phó trưởng Khoa: TS. Nguyễn Phụ Thượng Lưu, ThS. Trần Thị Hoàng Oanh
  • Văn phòng Khoa: Khối khoa, Tầng trệt – 333 Thuận Giao 16, Phường Thuận Giao, TP. Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Điện thoại: (đang cập nhật)
  • Email: ktcn@ktkt.edu.vn
  • Website: www.ktkt.edu.vn
Xem thêm
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô
    Công nghệ Kỹ thuật Ô tô luôn được đánh giá rất cao do tính ứng dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp, dịch vụ. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – lực, điều khiển, cơ cấu khí,… để có thể áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành ô tô cao.
  • Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử
    Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử cung cấp cho sinh viên tri thức, hiểu biết sâu sắc về ngành song song với việc học kỹ năng, sinh viên cũng được nâng cao tiếng Anh để giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận thực tế hiện nay.
  • Ngành Công nghệ Thông tin
    Công nghệ Thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm mạng lưới internet, phần mềm, trao đổi, phân phối, lưu trữ và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới mọi hình thức khác nhau. Đối với thế hệ Z - thế hệ sử dụng công nghệ thông tin từ rất sớm thì công nghệ thông tin là một phần thiết yếu trong cuộc sống. Vì thế nếu bạn yêu công nghệ, thích máy tính, đam mê lập trình, luôn tìm tòi cải tiến những thiết bị/ ứng dụng xung quanh mình thì chọn Công nghệ thông tin là bạn đã đi đúng đường rồi đấy!
  • Ngành Kỹ thuật Phần mềm
    Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.
  • Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
    Sinh viên tốt nghiệp ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có thể làm việc trong mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và các tổ chức kinh doanh khác.
Xem tất cả Ngành đào tạo trình độ Đại học