#Series 4: Những công nghệ mới gắn liền với Ngành kỹ thuật phần mềm

Công nghệ ngày nay đang phát triển với tốc độ chóng mặt, cho phép xã hội thay đổi nhanh hơn.

Những xu hướng công nghệ mới nhất được nghiên cứu, không ngừng cập nhật mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là không chỉ chuyên gia công nghệ thông tin, mà mỗi người đều phải trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Đồng thời, việc tiếp cận và thích ứng nhanh với các xu hướng công nghệ mới cũng giúp doanh nghiệp, tổ chức định hình được chiến lược phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai.

Công nghệ: Generative-AI (AI tạo sinh)

Generative-AI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh), một công nghệ tiên tiến, đã cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp khác nhau thông qua việc cho phép máy móc tạo ra nội dung giống với công việc do con người tạo ra. Nó bao gồm một loạt ứng dụng, từ tạo văn bản đến tổng hợp hình ảnh và thậm chí cả sáng tác nhạc, thơ văn,...

Các ứng dụng ngày càng mở rộng của AI tạo sinh hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho những ai làm chủ công nghệ này, mang đến cơ hội định hình cách con người tương tác và tạo nội dung trong thời đại kỹ thuật số.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/72c834a21303473aaf9c8301bbcd56fc.png

Công nghệ: Điện toán lượng tử

Điện toán lượng tử (Quantum computing) là một xu hướng công nghệ mới được phát triển từ đầu năm 2024, xu hướng công nghệ này liên quan đến việc ngăn chặn sự lây lan của virus Corona và phát triển vắc xin tiềm năng nhờ khả năng dễ dàng truy vấn, giám sát, phân tích và hành động dựa trên dữ liệu, từ bất kể nguồn nào.

Một lĩnh vực khác mà điện toán lượng tử đang phát triển ứng dụng là ngân hàng và tài chính nhằm quản lý rủi ro tín dụng, tối ưu hóa giao dịch và phát hiện gian lận.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/c8ab56640ec04d0fb40fb78450b78396.png

Máy tính lượng tử hiện hoạt động nhanh hơn gấp nhiều lần so với máy tính thông thường. Một số thương hiệu lớn như Splunk, Honeywell, Microsoft, AWS, Google cùng nhiều hãng khác hiện đang tham gia vào việc tạo ra những đổi mới trong lĩnh vực này.

Công nghệ: Thực tế ảo và thực tế tăng cường

Thực tế ảo (Virtual Reality - VR), VR đưa người dùng vào một môi trường ảo trong khi AR cải thiện môi trường thực tế. Mặc dù cho đến nay, xu hướng công nghệ này chủ yếu được sử dụng để chơi game nhưng nó cũng được ứng dụng trong giáo dục để đào tạo, mô phỏng hình ảnh và khái niệm trừu tượng.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/388024fad32649a6b7fa3011074cecae.png

Thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR), công nghệ này có thể sẽ được tích hợp sâu hơn vào cuộc sống. Thường hoạt động song song với một số công nghệ mới nổi khác được đề cập trong danh sách này, AR và VR có tiềm năng to lớn trong đào tạo, giải trí, giáo dục, tiếp thị và thậm chí phục hồi sau chấn thương.

Công nghệ: Internet vạn vật

Trong xã hội hiện đại, nhiều “thứ” hiện đang được xây dựng có thể được kết nối với nhau và tương tác với con người thông qua Internet. Do đó, Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) là tương lai, cho phép thiết bị cầm tay, thiết bị gia dụng, ô tô tự lái và nhiều thứ khác được kết nối cũng như trao đổi dữ liệu qua Internet.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/2b0183c49b3b43d394f0d7414152998f.jpeg

Người tiêu dùng được sử dụng và hưởng lợi từ IoT. Trong một ngôi nhà thông minh, gia chủ có thể khóa hoặc mở cửa từ xa khi đang đi làm, làm nóng lò nướng trước trên đường về, theo dõi hoạt động thể chất của các thành viên trên ứng dụng,...

Đối với doanh nghiệp, IoT có thể mang lại sự an toàn, hiệu quả và hỗ trợ ra quyết định tốt hơn khi dữ liệu được thu thập và phân tích. Công nghệ này cho phép bảo trì dự đoán, tăng tốc độ chăm sóc y tế, cải thiện dịch vụ khách hàng và mang lại những lợi ích mà thậm chí con người chưa từng tưởng tượng.

Chúng ta chỉ đang ở giai đoạn đầu trên hành trình phát triển của xu hướng công nghệ này: Dự báo cho thấy đến năm 2030, khoảng 50 tỷ thiết bị IoT sẽ được sử dụng trên toàn thế giới, tạo ra một mạng lưới khổng lồ gồm các thiết bị kết nối được sử dụng rộng khắp.

BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀN

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin