#Series 1: Cơ hội nghề nghiệp - Cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm

Nhu cầu nhân sự tại tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương nằm ở vùng Đông Nam Bộ, có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà, toàn tỉnh hiện có hơn 53.000 doanh nghiệp trong nước và hơn 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 40 tỷ USD.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng để trở thành thành phố thông minh và vùng đổi mới sáng tạo.

Từ thực tế này, địa phương đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đó có ngành Kỹ thuật phần mềm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp và xã hội.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/f61b7abb798a40488927e9ec1e359d0c.jpeg

Sinh viên đi tham quan doanh nghiệp tại Công ty TNHH Giải pháp công nghệ CIT – Chi nhánh Đồng Nai.

Nhu cầu nhân sự ở Việt Nam

Hiện nay, kỹ sư phần mềm đang là nghề thời thượng và thu hút nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng. Có thể thấy, nhu cầu của xã hội về ngành này chỉ có tăng chứ không giảm, thậm chí còn có xu hướng tăng mạnh.

Theo Báo cáo Thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin của VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Công nghệ thông tin đã tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua. Riêng nhóm ngành Kỹ thuật phần mềm luôn chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành Công nghệ thông tin. Đây thực sự là một cơn “khát” nhân sự cho ngành này.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/d79a480abcb54a86a343dcfbb612a64c.jpegSinh viên thực hành tại phòng máy

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật phần mềm

Trong thời đại 4.0, mở ra kỷ nguyên mới cho tất cả các lĩnh vực, nhưng trong đó các ngành nghề liên quan đến nhóm công nghệ thông tin đang giữ vị trí quan trọng. Chúng ta có thể thấy sản phẩm công nghệ thông tin có mặt ở khắp nọi nơi, điều này đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực để phục vụ và đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ này.

Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm cũng vì thế mà ngày càng rộng mở, sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn sau khi ra trường. Khi học ngành này bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như: kỹ sư phần mềm, kỹ thuật viên kiểm thử phần mêm, chuyên viên nghiên cứu ứng dụng, chuyên viên tư vấn về giải pháp và xây dựng hệ thống, chuyên viên bảo trì.

Ngoài việc ứng tuyển vào các công ty công nghệ, gia công phần mềm hay tổ chức doanh nghiệp, bạn cũng có thể lựa chọn mở dịch vụ phần mềm của riêng mình hoặc tự phát hành các sản phẩm ứng dụng trên thiết bị di động.

Hiện nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngành kỹ thuật phần mềm với mức lương vô cùng hấp dẫn. Tùy vào mong muốn và năng lực, bạn có thể tìm việc làm ngành kỹ thuật phần mềm ở các kênh truyền thông của tổ chức, doanh nghiệp, trường học…

Các sản phẩm công nghệ thông tin - phổ biến nhất là các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính ngày nay là những điều không thể thiếu đối với con người.

Từ cá nhân đến các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh... phần mềm đóng vai trò không thể thay thế. Cũng vì vậy mà ngành học Kỹ thuật phần mềm ngày càng hot, nhiều người cạnh tranh để học và tìm việc làm trong lĩnh vực năng động, nhiều cơ hội này.

Một số kỹ năng mềm cần thiết

Là một trong những ngành xu hướng hiện nay nhưng để cạnh tranh và tồn tại lâu dài thì sự chủ động, ham học hỏi và phát triển không ngừng là yêu cầu bắt buộc. Với những phẩm chất, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm thành thạo, bạn sẽ có thêm khả năng tìm việc làm tốt, đồng thời nhận mức lương cao và dễ thăng tiến. Một số yêu cầu kỹ năng tối thiểu để thành công trong lĩnh vực này là:

  • Kỹ năng kiểm thử phần mềm và gỡ lỗi.
  • Kỹ năng phân tích thông tin, tư duy logic và giải quyết vấn đề.
  • Sáng tạo, có khả năng biến ý tưởng thành các phần mềm hữu ích.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết và khả năng tập trung tốt.
  • Yêu thích lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình phần mềm.
  • Khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/59c47393320e4413b7493b96aa63b31d.jpegSinh viên đi tham quan doanh nghiệp tại Công ty TNHH Giải pháp công nghệ CIT – Chi nhánh Đồng Nai.

Hy vọng với bài viết ngắn về chủ đề cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và động lực theo đuổi đam mê. Thực sự, đây là ngành rất có nhiều triển vọng phát triển và cơ hội việc làm rộng mở không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, cho nên nếu đã “lỡ yêu” ngành học này thì bạn hãy theo đuổi từ bây giờ.

BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀM

Xem thêm
  • #Series 6: Những lợi ích khi sinh viên nghiên cứu khoa học
    Có lẽ không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và các khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ? Để trả lời câu hỏi này, trước hết sinh viên cần phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?
  • #Series 6: Giới thiệu về thuật toán di truyền
    Trong quá trình theo học ngành Công nghệ thông tin tại BETU sinh viên được tham gia tìm hiểu nghiên cứu các đề tài khoa học qua các môn học như: đồ án học phần, tiểu luận tốt nghiệp. Bài viết sau đây của nhóm sinh viên, gồm Lê Đình Dũng, Lê Văn Chung, Phạm Gia Lộc, Nguyễn Thế Huy, Nguyễn Văn Trí, sẽ giới thiệu đến các bạn về thuật toán di truyền.
  • #Series 5: Phương pháp học tập trong ngành Kỹ thuật phần mềm
    Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm là rất lớn nên luôn thu hút đông đảo các bạn sinh viên tham gia học tập, và để có kết quả học tập thật tốt các bạn sinh viên cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin cũng như có một vài phương pháp thích hợp trong quá trình học tập.
  • #Series 4: Cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin
    Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương là Thành viên Tập đoàn Giáo dục Văn Lang (trước kia là Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương) bắt đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin (thuộc khoa Kỹ thuật công nghệ) từ năm học 2003- 2004, tính đến nay đã trên 20 năm và đã có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin do Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương đào tạo đều tìm được những công việc phù hợp, đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và có cuộc sống ổn định.
Xem tất cả Bộ môn Máy tính và Công nghệ Thông tin