#Series 5: Phương pháp học tập của sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử

Phương pháp học tập đóng vai trò then chốt cho quá trình hoc tập của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử tại BETU, các bạn được tiếp cận các kiến thức lý thuyết và thực hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của xã hội.

Lồng ghép với các buổi lý thuyết trên giảng đường, học trực tuyến, các sinh viên được thực hành kiến thức tại các phòng thực hành của trường.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/87e5bd16ffe44e16aa4c2317d812e34a.jpegSinh viên Khoa Kỹ thuật - Công nghệ tại các buổi thực hành

Các seminar từ các chuyên gia hàng đầu được nhà trường tổ chức thường xuyên giúp cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử luôn được cập nhập kiến thức thực tiễn nhất của xã hội, không chỉ đối với chuyên ngành mà sinh viên đang theo học, kiến thức được phổ biến rộng ở các ngành, các lĩnh vực, giúp các sinh viên có thể tự tin hơn sau khi ra trường.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/29f499a9eb234c698b6c5d02bb1e03f7.jpegCác seminar được tổ chức thường xuyên ở tất cả các chuyên ngành

Trong nổ lực không ngừng học hỏi và phát triển, nhà trường luôn chủ đông để các sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử được tham dự các triển lãm, tham quan – kiến tập có quy mô lớn bên ngoài nhà trường hay ở các doanh nghiệp, từ đây mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, học hỏi trực tiếp từ các doanh nghiệp.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/8df37294523143e8b1bd0bc0a3a1c711.jpeg/fileuploads/Article/Content/Avatar/d8e3d2db2a0946058c0b572ef999d9ea.jpegCác sinh viên tham dự triển lãm bên ngoài nhà trường

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, phương pháp học tập của sinh viên đã trải qua nhiều thay đổi và tiến bộ. Với ChatGPT, các sinh viên có được một công cụ hữu ích, một bạn học cùng đồng hành mọi lúc: lên kế hoạch học tập, học tập tương tác mọi thời điểm, tăng khả năng sàn lọc thông tin, …

/fileuploads/Article/Content/Avatar/4c2c8b9d02c649ecb64e4bb735f9e435.png

Tương tác với ChatGPT giúp mở ra một phương pháp học tập hiệu quả

Với môi trường học tập năng động và sáng tạo tại BETU, nhà trường luôn định hướng các sinh viên về khả năng tự học, học theo nhóm, … qua đó nâng cao khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, tranh luận và phản biện ý kiến, từ đó các sinh viên sẽ tự tin khi ra trường và làm việc tại các doanh nghiệp hoặc khởi nghiệp.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/5650cb087db04bf795245821956a888d.jpegNhóm sinh viên nghiên cứu

BỘ MÔN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Xem thêm
  • #Series 6: Hoạt động Giảng dạy và NCKH của giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử
    Trong bất kỳ trường đại học nào, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học luôn đồng hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có thể định nghĩa ngắn gọn ba khái niệm này như sau: Giảng dạy là hoạt động của giáo viên nhằm mục đích truyền đạt các kỹ năng (kiến thức, bí quyết và kỹ năng giao tiếp) cho người học, học sinh hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục.
  • #Series 5: Phương pháp học tập của sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
    Phương pháp học tập đóng vai trò then chốt cho quá trình hoc tập của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử tại BETU, các bạn được tiếp cận các kiến thức lý thuyết và thực hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của xã hội.
  • #Series 4: Trần Văn Thi - Không ngừng phát triển bản thân
    Khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập từ năm 2008. Với truyền thống hơn 16 năm, nhiều sinh viên của khoa đã tốt nghiệp và thành công trong công việc và cuộc sống. Trần Văn Thi, một cựu sinh viên xuất sắc của lớp D13D01A, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của khoa là một biểu tượng của sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân.
  • #Series 3: Hành trình học tập của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử tại Betu
    Trong một ngôi trường đại học, sinh viên là những người trẻ trung, đầy nhiệt huyết và hoài bão. Mỗi ngày, họ bước vào những lớp học với lòng say mê và sự tò mò, đặt mình vào những thách thức của tri thức. Những giảng viên uyên bác truyền đạt kiến thức, khơi dậy lòng ham học, cùng những cuộc thảo luận sôi nổi, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tư duy logic.
  • #Series 2: Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử
    Bình Dương có 65 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số vốn lên tới 40,3 tỷ USD với gần 4200 dự án. Trong đó, nổi bật như nhà máy sản xuất Lego của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, góp phần tạo ra 4000 việc làm, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Dự án xây dựng nhà máy giai đoạn 6 của Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam cũng đã được cấp phép, tổng số vốn đâu tư hơn 113 triệu USD [1, 2]. Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam sản suất và gia công các sản phẩm liên quan đến bán dẫn, vật liệu điện tử chính xác, sản phẩm mạch in dẻo… Hơn nữa, Bình Dương định hướng phát triển các khu công nghiệp bền vững, thân thiện môi trường theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem tất cả Bộ môn Điện - Điện tử