Giới thiệu Bộ môn Điện - Điện tử

1. Giới thiệu chung

Bộ môn Điện - điện tử trực thuộc Khoa Kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Bộ môn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo hệ Đại học chính quy và Đại học liên thông ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử.

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật điện- điện tử được thiết kế theo định hướng ứng dụng với mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm bảo rằng sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn có khả năng ứng dụng chúng trong thực tế công việc.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/8fe74028417e4abe9b6f488a5c47792e.jpeg

Sản phẩm nghiên cứu khoa học sinh viên “Thùng rác thông minh”

Môi trường học tập tại BETU không chỉ giới hạn trong lớp học. Sinh viên còn có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa và học thuật như bóng đá, thời trang, ẩm thực,… và các cuộc thi chuyên ngành như Thiết kế mô hình sáng tạo Betu, cuộc thi đua robot tự hành theo vạch, hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học…. Đây là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/6d6d80a88f70429b9e0bf9b676af5c52.jpeg

Cuộc thi: “Mô hình sáng tạo BETU”

/fileuploads/Article/Content/Avatar/cb9173ac1e894fe28498acc1b969424f.pngCuộc thi “Đua Robot tự hành theo vạch”

3. Cơ sở vật chất

Hiện nay bộ môn có hệ thống gồm 05 phòng thực hành phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.

  • Trung tâm thực nghiệm sáng tạo: phục vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên bao gồm các hệ thống thí nghiệm về năng lượng mặt trời, điện khí nén, thí nghiệm động cơ,…
  • Phòng thực hành điện K203 : phục vụ các học phần về Điện cơ bản và Máy điện cho tất cả các đối tượng đào tạo trong Trường.
  • Phòng thực hành chuyên ngành điện K204: phục vụ các học phần về Đo lường và Trang bị điện cho tất cả các đối tượng đào tạo trong Trường.
  • Phòng thực hành chuyên ngành điện tử K205: phục vụ các học phần chuyên ngành PLC và vi điều khiển.
  • Phòng thực hành điện tử K206: phục vụ các học phần Điện tử cơ bản, Kỹ thuật số, Kỹ thuật xung…

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác với doanh nghiệp

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bộ môn. Tính đến nay, bộ môn đã và đang chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu từ cấp; các bài báo trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của bộ môn chủ yếu về điều khiển tự động, IoT và AI
Về hợp tác, bộ môn đã thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp thông qua các hoạt động tham quan, kiến tập, thực tập và tuyển dụng. Sinh viên có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, học hỏi từ các chuyên gia, và tạo mối quan hệ trong ngành. Điều này giúp họ có sự chuẩn bị tốt nhất để tự tin bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp.

/fileuploads/Article/Content/Avatar/f7375ee5481748ea82072d94ee88a262.jpeg

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử tham quan Công ty TNHH Topkey Việt Nam

/fileuploads/Article/Content/Avatar/846d324535354a949bd45a0ff4f65e00.jpeg

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thực tập tại Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam

5. Định hướng phát triển

  • Thiết kế hệ thống điện, điện tử tự động hóa công nghiệp.
  • Nghiên cứu phát triển và cải tiến các dây chuyền sản xuất công nghiệp, các thiết bị điều khiển và thu thập dữ liệu trong công nghiệp.
  • Nghiên cứu và bảo trì các hệ thống điện, điện tử trong công nghiệp.
Xem thêm
  • #Series 6: Hoạt động Giảng dạy và NCKH của giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện - điện tử
    Trong bất kỳ trường đại học nào, giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học luôn đồng hành và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có thể định nghĩa ngắn gọn ba khái niệm này như sau: Giảng dạy là hoạt động của giáo viên nhằm mục đích truyền đạt các kỹ năng (kiến thức, bí quyết và kỹ năng giao tiếp) cho người học, học sinh hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong bối cảnh của một cơ sở giáo dục.
  • #Series 5: Phương pháp học tập của sinh viên Ngành công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử
    Phương pháp học tập đóng vai trò then chốt cho quá trình hoc tập của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử tại BETU, các bạn được tiếp cận các kiến thức lý thuyết và thực hành dựa trên yêu cầu thực tiễn của xã hội.
  • #Series 4: Trần Văn Thi - Không ngừng phát triển bản thân
    Khoa Kỹ thuật – Công nghệ Trường Đại học kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương được thành lập từ năm 2008. Với truyền thống hơn 16 năm, nhiều sinh viên của khoa đã tốt nghiệp và thành công trong công việc và cuộc sống. Trần Văn Thi, một cựu sinh viên xuất sắc của lớp D13D01A, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử của khoa là một biểu tượng của sự phấn đấu và nỗ lực không ngừng để phát triển bản thân.
  • #Series 3: Hành trình học tập của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử tại Betu
    Trong một ngôi trường đại học, sinh viên là những người trẻ trung, đầy nhiệt huyết và hoài bão. Mỗi ngày, họ bước vào những lớp học với lòng say mê và sự tò mò, đặt mình vào những thách thức của tri thức. Những giảng viên uyên bác truyền đạt kiến thức, khơi dậy lòng ham học, cùng những cuộc thảo luận sôi nổi, sinh viên không chỉ nhận được kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tư duy logic.
  • #Series 2: Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - điện tử
    Bình Dương có 65 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư với tổng số vốn lên tới 40,3 tỷ USD với gần 4200 dự án. Trong đó, nổi bật như nhà máy sản xuất Lego của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) với tổng số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, góp phần tạo ra 4000 việc làm, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Dự án xây dựng nhà máy giai đoạn 6 của Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam cũng đã được cấp phép, tổng số vốn đâu tư hơn 113 triệu USD [1, 2]. Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam sản suất và gia công các sản phẩm liên quan đến bán dẫn, vật liệu điện tử chính xác, sản phẩm mạch in dẻo… Hơn nữa, Bình Dương định hướng phát triển các khu công nghiệp bền vững, thân thiện môi trường theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0.
Xem tất cả Bộ môn Điện - Điện tử